Thay vì đọc những bài viết về kỹ năng Nói, những blog dài hàng cây số chia sẻ về bí kíp luyện nói; thì hãy bỏ ra 5′ để đọc và bàn luận về những từ khoá rất “đắt” mà bạn nên nắm rõ trong khi luyện thi IELTS.
1. Tự tin:
Lo lắng là điều không thể tránh khỏi khi đối mặt với vòng thi “vấn đáp” này. Hãy nhớ rằng, ai cũng như bạn mà thôi, ngay cả người bản xứ cũng sẽ có chút e dè đối với kỹ năng này, giống như bạn đi thi cuối cùng bằng hình thức vấn đáp tại trường đại học vậy. Vì vậy, hãy quên đi sự lo lắng và cố gắng trình bày một cách rõ ràng và tự tin. Bạn có thể khởi đầu buổi “phỏng vấn” bằng một nụ cười. Tuy nhiên, luôn phải cẩn trọng về thái độ tham gia buổi thi của mình. Những cử chỉ thân thiện là một cách phân tán sự lo lắng của bạn; nhưng đừng lạm dụng điều đó nếu bạn không muốn trở thành một màn “trình diễn” kém nghiêm túc trong mắt examiners.
Khi bước vào buổi thi, hãy tự nói với bản thân rằng: bạn đã chuẩn bị đầy đur, bạn đã đủ tự tin và bạn đã sẵn sàng rồi. Điều đó sẽ làm bạn thoải mái và giải toả lo lắng đi rất nhiều đóủ
2. Hiểu rõ về những thứ mình đã chuẩn bị:
Vậy làm thế nào để bắt đầu buổi thi Nói với tâm thế tự tin nhất? Điểm quan trọng nhất chính là tạo cho bản thân cảm giác đã chuản bị đầy đủ. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi hiểu rõ rằng mình đang có những gì, có thể làm được gì, khả năng hiện tại và mục tiêu tương lai. Bạn sẽ dễ dàng phát huy những điểm mạnh của mình trong bài nói khi đã hiểu rõ vê những thứ bản thân đang sở hữu. Ví dụ như, bạn có thể luyện tập thật nhiều những dạng nói cơ bản như: mô tả địa điểm, một người, một sở thích… hay bạn đã chuẩn bị những mẫu câu cần thiết cho phần 3 với những câu hỏi về quá khức hoặc dạng “Prediction” cho tương lai.
3. Nói tự nhiên:
Bạn sẽ không thể nói tự nhiên khi bạn luôn hoài nghi về bản thân mình và khả năng của mình. Một trong những điều làm hạn chế khả năng nói tự nhiên của bạn là:
– Lo lắng vè accent: bạn thường “rụt vòi lại” khi nghe những người bên cạnh nói có accent thật hay, bạn sợ bị chê, bị người khác đánh giá nói “như đánh vần”…
– Sợ sai, sợ cái nhíu mày của examiners mỗi khi mình “mở miệng” ra phát âm 1 từ.
– Cân nhắc quá kỹ về ngữ pháp hay “loạn” giữa những bài mẫu đã học thuộc theo.
Xin thưa rằng, trên thế giới có hàng trăm English accent khác nhau, có những người Mỹ nói người Anh không hiểu và ngược lại… Vì vậy, quan trọng là nói để người khác có thể hiểu, hiểu đúng ý nghĩa mình muốn truyền đạt. Đó là thành công lớn nhất của người học ngoại ngữ.
Hãy nhớ rằng thi Speaking là khi bạn nói sai thì bạn có thể sửa, được gọi theo từ chuyên môn là “self-correction”, nghĩa là khi bạn nói sai một từ, ngữ pháp chưa chuẩn một câu… thì bạn hoàn toàn có quyền tự sửa cho mình. Tránh lạm dụng những âm “uhm”, “ah”,… dẫn đến mất điểm fluency nhé!
Và bạn cũng cần nhớ rằng, khi “fluency” quá mức cũng không hề nhận được đánh giá cao của examiners đâu nhé! Khi bạn nói một cách trôi chảy quá mức, nói như một cái máy được lập trình sẵn thì sẽ tạo cho giám khảo cảm giác bạn đã học thuộc lòng bài mẫu vậy.
Vì vậy, lời khuyên được rút ra là: hãy trình bày quan điểm của mình một cách tự nhiên và có dấu ấn của bản thân nhất. Bạn có thể sửa khi sai, không nên quá coi trọng việc chuẩn accent, và tránh tuyệt đối việc học thuộc theo bài mẫu.
Hãy cùng chia sẻ quan điểm của mình nhé!