“Mình có nên đặt câu hỏi cho giám khảo khi đang thi không?”
“Hỏi lại giám khảo có bị trừ điểm không? Họ có đánh giá thấp khả năng nghe của mình không?”
Thực chất có rất nhiều bạn hiểu sai về phần thi IELTS Speaking, chúng ta thường cứ nghĩ thi Speaking là cuộc độc thoại của bản thân, giám khảo hỏi – mình trả lời và thế là xong. Nhưng nếu bạn biết cách chèn vào các câu hỏi phù hợp, lịch sự thì chắc chắn điểm của bạn sẽ cao hơn đó.
Việc bạn tương tác với giám khảo sẽ mang lại cực kì nhiều lợi ích cho bạn. Thứ nhất, nó là dung môi khiến bài nói của bạn gần hơn với cuộc hội thoại (điều mà giám khảo rất thích – càng tự nhiên, càng giống cuộc sống thật càng tốt). Thứ hai, việc hỏi giám khảo sẽ giúp bạn thoải mái hơn, và “bắt” họ lắng nghe những gì bạn nói. Cuối cùng là đưa họ “join” vào câu chuyện, câu trả lời của mình.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem cách đặt câu hỏi sao cho phù hợp và tế nhị nhé:
1. CÂU HỎI CHO PHẦN SPEAKING PART 1:
Nếu không nghe rõ hoặc không hiểu lắm câu hỏi của giám khảo, bạn có thể xin họ nhắc lại bằng câu “Could you repeat that, please?”. Nhưng chỉ vậy thôi nhé, vì phần 1 khá đơn giản nên bạn không thể yêu cầu giám khảo cắt nghĩa câu hỏi hay giải thích nghĩa của từ bạn không hiểu. Trong phần này, bạn không nên hỏi các câu khác ngoại trừ câu trên. Tuy nhiên, cũng đừng lạm dụng câu hỏi này quá, nếu không giám khảo sẽ đánh giá khả năng nghe và vốn từ vựng của bạn đó. (vì phần 1 là đơn giản nhất mà)
2. CÂU HỎI CHO PHẦN SPEAKING PART 2:
Đây là phần thi mà công việc của bạn là kể một câu chuyện trong vòng 2 phút. Chính vì thế, bạn không được đặt câu hỏi cho giám khảo. Bạn cũng không được phép yêu cầu thay đổi chủ đề đã cho. Bạn bắt buộc phải sử dụng tờ Topic card mà giám khảo đưa cho bạn và cố gắng dựa vào phần gợi ý để hoàn thành bài nói của mình.
Nếu có chỗ nào đó không hiểu trong tờ Topic Card, giám khảo cũng sẽ không giải thích cho bạn. Cho nên hãy cố gắng bám sát vào phần gợi ý để tạo ra một câu chuyện dài đủ 2 phút nhé. Ngoài ra, bạn có thể đưa thêm các thông tin bên ngoài vào bài nói của mình, miễn sao chúng liên quan đến chủ đề của bạn.
Tuy nhiên, có một “mánh” giúp bạn gây được ấn tượng tốt với giám khảo và tăng điểm trong phần này đó là sử dụng chiêu “hỏi như không hỏi”. Tức là, trong 2 phút kể chuyện đó, bạn sẽ sử dụng những câu Yes/ No questions để hỏi giám khảo. Đương nhiên họ sẽ không trả lời bạn đâu, nhưng họ sẽ gật đầu, lắc đầu hoặc mỉm cười với bạn. Cách này lợi cả đôi đường, giám khảo không bị bạn đưa vào thế bí, và bạn cũng không cần câu trả lời của họ. Tuy nhiên, nó lại có sức mạnh vô cùng to lớn:
- CÂU GIỜ. Việc hỏi giám khảo sẽ giúp bạn câu giờ để nghĩ các ý tiếp theo
- BÍ TỪ, đột nhiên không nhớ ra từ đấy là gì. (sẽ có ví dụ ở phía sau nhé)
- Bài nói trở nên TRÔI CHẢY
- Đưa giám khảo vào câu chuyện, gây sự chú ý (nó sẽ tạo sự NHẤN NHÁ trong bài nói của bạn)
Ví dụ nhé: Bạn được đưa một topic “Hãy kể về một người nổi tiếng mà bạn thích”
Giả sử bạn thích Tom Cruise chẳng hạn. Chắc chắn không một người nước ngoài nào lại không biết Tom Cruise đúng không? Bạn có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách.
“Well, I love Tom Cruise. Do you know him? He starred in a number of hit films like Mission Impossible, The Last Samurai…”
Bạn thấy không, việc đặt câu hỏi thế này nghe rất tự nhiên, thoải mái và rất “attract” giám khảo. Họ không cần phải trả lời bạn mà bạn cũng có thời gian để suy nghĩ và làm mạch nói trôi chảy hơn rất nhiều.
3. CÂU HỎI CHO PHẦN SPEAKING PART 3:
Vì part 3 chuyên về một chủ đề xã hội hoặc khoa học nào đó nên sẽ có một số từ bạn không hiểu nghĩa của nó là gì. Bạn có thể yêu cầu giám khảo giải thích ý nghĩa của từ bạn không biết hoặc giải thích lại cả câu hỏi. Điều đó sẽ có ích cho bạn bởi giám khảo sẽ dùng những từ đơn giản hơn để bạn có thể hiểu. Sau đây là một danh sách các câu bạn có thể hỏi:
– Could you explain that, please?
– What do you mean exactly?
– Could you explain X mean, please?
– What does X mean?
Chú ý: Bạn không nên hỏi những câu sau:
– Have you been there?
– What do you think?
– Where do you come from?
– Do you agree with me?
– Can you change the question?
– Can you give me an example?
– Can you give me a different topic?
– What is your opinion?
Đương nhiên sẽ có rất nhiều cách hỏi khác trong các trường hợp cụ thể hơn, giúp bài nói của bạn bớt nhàm chán, cuốn hút được giám khảo mà còn cực kì tự nhiên. Những cách này sẽ được dạy chi tiết ở khóa IELTS INTENSIVE nhé.